• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
ĐIỂM TIN VĂN BẢN PHÁP LUẬT THÁNG 4/2016

1. Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung.

a) Ngày áp dụng: 10/4/2016.

b) Nội dung:

Phạm vi điều chỉnh:

1. Quyết định này quy định về mua sắm hàng hóa, dịch vụ  theo phương thức tập trung.

2. Việc mua sắm các loại tài sản sau đây không thực hiện theo quy định tại Quyết định này:

a) Tài sản đặc biệt và tài sản chuyên dùng tại đơn vị vũ trang nhân dân; tài sản của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài;

b) Tài sản mua sắm từ nguồn vốn viện trợ, tài trợ, nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn nước ngoài mà nhà tài trợ có yêu cầu về mua sắm khác với quy định tại Quyết định này.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ các quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các quy định tại Quyết định này ban hành Quy chế và tổ chức thực hiện Quy chế mua sắm tập trung tài sản đặc biệt và tài sản chuyên dùng tại đơn vị vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý.

4. Căn cứ các quy định của pháp luật về đấu thầu, về doanh nghiệp và quy định tại Quyết định này, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ ban hành Quy chế và tổ chức thực hiện Quy chế mua sắm tập trung áp dụng tại doanh nghiệp.

Đối tượng áp dụng:

Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Ban Quản lý dự án (sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức, đơn vị) thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan khác ở trung ương (gọi là các Bộ, cơ quan trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là tỉnh) trực tiếp sử dụng tài sản thuộc danh Mục mua sắm tập trung…

Nguồn kinh phí mua sắm tập trung:

1. Kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Nguồn công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.

3. Nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ không có yêu cầu mua sắm khác với quy định tại Quyết định này.

4. Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; nguồn kinh phí từ Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

5. Nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập.

Danh mục tài sản mua sắm tập trung:

Danh Mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia áp dụng cho tất cả các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương;

Danh Mục tài sản mua sắm tập trung cấp Bộ, cơ quan trung ương, địa phương áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; riêng danh Mục thuốc mua sắm tập trung cấp địa phương áp dụng cho các cơ sở y tế của trung ương và địa phương đóng trên địa bàn địa phương;

Tài sản thuộc danh Mục mua sắm tập trung cấp Bộ, cơ quan trung ương, địa phương không được trùng lắp với danh Mục tài sản mua sắm tập trung quốc gia do Bộ Tài chính và Bộ Y tế ban hành và công bố.

Lộ trình áp dụng mua sắm tập trung:

Áp dụng mua sắm tập trung từ năm 2016.

Lộ trình áp dụng mua sắm thuốc tập trung thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 77 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Quản lý, sử dụng nguồn thu, kinh phí Tiết kiệm được thông qua mua sắm tập trung:

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các Khoản thu, chi và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ mua sắm tập trung.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí Tiết kiệm được thông qua mua sắm tập trung (số tiền chênh lệch giữa dự toán được giao và số tiền mua sắm tài sản thực tế) thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều khoản thi hành:

-         Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2016.

Bãi bỏ Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí Điểm mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung.

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

2. Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của  Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

a) Ngày áp dụng: 21/3/2016.

b) Nội dung:

1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

-  Điểm g Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:

“g) Khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán), giá vốn của chứng khoán kinh doanh được xác định theo một trong các phương pháp nhập trước xuất trước hoặc bình quân gia quyền.

Doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán phương pháp đã chọn để tính giá vốn của chứng khoán kinh doanh trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp tính giá vốn của chứng khoán kinh doanh, doanh nghiệp phải trình bày và thuyết minh theo quy định của chuẩn mực kế toán”.

2. Thay cụm từ “giá vốn bình quân gia quyền” và “giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi tính theo phương pháp bình quân gia quyền” bằng cụm từ “giá vốn tại Điểm d và Điểm e Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

3. Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái:

a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai…): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:

+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận Khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểmgiao dịch;…

+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.

b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các Khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản ngoại tệ.

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính;

- Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá xấp xỉ quy định tại Điểm a Khoản này để hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp sử dụng tỷ giá chuyển Khoản của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tỷ giá chuyển Khoản này có thể là tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại.”

4. Khoản 4.1 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:

* Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài Khoản vốn bằng tiền, bên Có các tài Khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài Khoản phải trả bằng ngoại tệ, việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện tại thời Điểm phát sinhgiao dịch hoặc định kỳ tùy theo đặc Điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời tại thời Điểm cuối kỳ kế toán:

- Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu tài chính hoặc chi phítài chính của kỳ báo cáo:

+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

+ Kết chuyển chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...

- Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ và việc hạch toán Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được thực hiện theo quy định tạiKhoản 4.2 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC”.

* Doanh nghiệp phải thuyết minh rõ về việc lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái trên thuyết minh báo cáo tài chính và việc lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán theo quy định của chuẩn mực kế toán”.

Hiệu Iực thi hành và tổ chức thực hiện:

- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2016. Các doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái quy định tại Điều 1 Thông tư này cho Báo cáo tài chính năm 2015.

- Các quy định khác về tỷ giá tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Thông tư này.

- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp thông báo cho Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

3. Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

a) Ngày áp dụng: 01/4/2016.

b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung:

Phạm vi điều chỉnh:

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; việc trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.

Việc xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Nghị định số 11/2016/NĐ-CP:

- Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các Khoản 4, 5 và 8 Điều 172 của Bộ luật Lao động và Điểm e, Điểm h Khoản 2 Điều 7 Nghị định này thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động: Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trong đó có:

- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

- Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

- Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm.

- Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp Giấy phép lao động:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

- Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Cấp lại Giấy phép lao động: Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động:

- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

- Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

 Hiệu lực thi hành:

- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2016.

- Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Điểm a Mục 4 Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

- Điều khoản chuyển tiếp:

a) Đối với các loại giấy tờ gồm: văn bản chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài, văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đã được cấp theo quy định, tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn.

b) Trường hợp người sử dụng lao động đã nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động hoặc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.​

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang