• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
ĐIỂM TIN PHÁP LUẬT PHỤC VỤ NGÀY PHÁP LUẬT THÁNG 11/2016 (Phần 2)

B. Lĩnh vực pháp luật: Doanh nghiệp

          4. Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 của Bộ Công thương về việc thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

a) Ngày áp dụng: 15/11/2016.

b) Phạm vi điều chỉnhNội dung:Thông tư này quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (sau đây gọi tắt là ATIGA), áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA.

Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục sau để hướng dẫn thực hiện Chương 3 Quy tắc xuất xứ và Thủ tục cấp và kiểm tra C/O trong Hiệp định ATIGA: Quy tắc xuất xứ (Phụ lục I), Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II), Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may (Phụ lục III), Danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin (ITA) (Phụ lục IV), Các nguyên tắc và hướng dẫn tính hàm lượng giá trị khu vực (Phụ lục V), Hướng dẫn về cộng gộp từng phần (Phụ lục VI), Cấp và kiểm tra C/O (Phụ lục VII), Mẫu C/O mẫu D (Phụ lục VIII), Hướng dẫn kê khai C/O (Phụ lục IX), Danh mục các Tổ chức cấp C/O (Phụ lục X).

 Thủ tục cấp, kiểm tra C/O thực hiện theo Phụ lục VII Thông tư 22/2016/TT-BCT, Thông tư 06/2011/TT-BCT và Thông tư 01/2013/TT-BCT.

          Việc thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định ATIGA thực hiện theo quy định hiện hành. Hàng hóa do thương nhân tự khai báo xuất xứ phải đáp ứng các Quy tắc của xuất xứ hàng hóa.

c) Văn bản liên quan:

Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN và Thông tư số 42/2014/TT-BCT ngày 18/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2010/TT-BCT.

          5. Thông tư số 147/2016 /TT-BTC ngày 13/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).

a) Ngày áp dụng: 28/11/2016 và áp dụng từ năm tài chính 2016.

b) Phạm vi điều chỉnhNội dung:Theo quy định tại Thông tư, tài sản là nhà hỗn hợp vừa sử dụng làm tài sản hoạt động của doanh nghiệp vừa để bán, để cho thuê thì phải tách riêng và chỉ được hạch toán TSCĐ, đưa vào chi phí khấu hao phần tài sản doanh nghiệp sử dụng.

Nếu tài sản dùng hỗn hợp không tách riêng được phần TSCĐ cho thuê, bán thì toàn bộ tài sản đó không được hạch toán TSCĐ, không được trích khấu hao, tức không được công nhận chi phí khấu hao hợp lý.

Ngoài ra, Thông tư 147/2016 /TT-BTC cũng bổ sung về phân loại TSCĐ hữu hình theo 7 loại như sau:

+ Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà.

+ Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ.

+ Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải, ống dẫn khí.

+ Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.

+ Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò...

+ Loại 6: Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng, bao gồm: Tài sản cố định là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, tài sản được xây đúc bằng bê tông và bằng đất của các công trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước (như hồ, đập, kênh, mương); Máy bơm nước từ 8.000 m3/giờ trở lên cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành công trình giao cho các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi để tổ chức sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ công ích; Tài sản cố định là công trình kết cấu, hạ tầng khu công nghiệp do Nhà nước đầu tư để sử dụng chung của khu công nghiệp như: Đường nội bộ, thảm cỏ, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; Tài sản cố định là hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị (đường hầm, kết cấu trên cao, đường ray...).

+ Loại 7: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào sáu loại trên"./.​

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang