• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
ĐIỂM TIN PHÁP LUẬT THÁNG 1 NĂM 2018 (Phần 1)

​        A.   Lĩnh vực pháp luật: Hành chính

         1.    Bộ luật hình sự 2015

          a) Ngày áp dụng: 01/01/2018.

          b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung:

        Liên quan quy định của Bộ luật Hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội, Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) khi có đủ các điều kiện sau đây: (1) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; (2) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; (3) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại; (4) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS 2015.

          Việc pháp nhân thương mại chịu TNHS không loại trừ TNHS của cá nhân.

        Căn cứ Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu TNHS về các tội phạm sau: Tội buôn lậu; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; Tội đầu cơ; Tội trốn thuế; Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ; Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Tội thao túng thị trường chứng khoán; Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ; Tội vi phạm quy định về cạnh tranh; Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã; Tội gây ô nhiễm môi trường; Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông; Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản; Tội huỷ hoại rừng; Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại.

          c) Văn bản liên quan: Bộ luật này thay thế Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 và Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự.

          2. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

          a) Ngày áp dụng: 01/01/2018.

          b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung: Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với tài sản công; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công. Đối với tài sản công là tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.

          Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

        c) Văn bản liên quan: Luật này thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12.

        3. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

          a) Ngày áp dụng: 01/01/2018.

        b) Phạm vi điều chỉnhNội dung: Luật này quy định về nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

        Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: (1) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; Hoặc (2) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

      Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

        Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ là doanh nghiệp nhỏ và vừa có một hoặc nhiều phụ nữ sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên, trong đó có ít nhất một người quản lý điều hành doanh nghiệp đó.

       Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.

          c) Văn bản liên quan:

        Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của số 67/2014/QH13 như sau:

       - Bổ sung điểm o vào khoản 1 Điều 16: “o) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.”;    

        - Sửa đổi khoản 2 Điều 19 như sau: “2. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.”

         Đồng thời, sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 14 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 như sau: “c) Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.”

          4. Luật Tín ngưỡng tôn giáo

          a) Ngày áp dụng: 01/01/2018.

          b) Phạm vi điều chỉnhNội dung:

        Luật này quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

       Theo đó, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo: (1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; (2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo;  (3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; (4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia; xâm hại đạo đức, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ tín ngưỡng; (5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

        Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm dự kiến sinh hoạt tôn giáo tập trung. Hồ sơ đề nghị gồm: (1) Văn bản đề nghị nêu rõ họ và tên, quốc tịch, tôn giáo của người đại diện; lý do, thời gian, nội dung sinh hoạt, số lượng người tham gia, cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm dự kiến sinh hoạt; (2) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc cư trú hợp pháp tại Việt Nam của người đại diện; (3) Văn bản đồng ý của người đại diện cơ sở tôn giáo hoặc giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung.

         Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.​

B.   Lĩnh vực pháp luật: Doanh nghiệp

        5. Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan

          a) Ngày áp dụng: 01/01/2018.

          b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung:

          Theo đó, Nghị định gồm nhiều nội dung mới quan trọng, tiêu biểu như sau:

          - Ban hành Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

          - Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu thuộc nhóm 98.49, áp dụng từ ngày 16/11/2017 đến ngày 31/12/2022.

          - Xe ô tô chở người từ 10 đến 15 chỗ ngồi (kể cả lái xe) đã qua sử dụng thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục III, thay vì mức thuế tuyệt đối như quy định hiện hành.

          c) Văn bản liên quan: Nghị định này bãi bỏ khoản 2 Điều 4 và các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016.

          6. Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam

          a) Ngày áp dụng: 01/01/2018

          b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung:Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư là Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; danh mục này được dùng để:

- Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

          - Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại Khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan;

- Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

          - Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.

          Ngoài ra, Thông tư cũng ban hành 06 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới.

          c) Văn bản liên quan: Thông tư này thay thế Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

          7. Quyết định số 10/2017/QĐ-KTNN ngày 21/11/2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định ban hành Quy trình kiểm toán doanh nghiệp

          a) Ngày áp dụng: 05/01/2018

          b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung: Theo đó, thực hiện kiểm toán doanh nghiệp 13 khoản mục chủ yếu sau đây: Các khoản đầu tư tài chính; Nợ phải thu, nợ phải trả; Hàng tồn kho; Tài sản cố định; Các khoản vay; Tiền lương; Doanh thu, thu nhập; Giá vốn hàng bán; Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; Thuế, các khoản phải thu, phải nộp Nhà nước; Vốn chủ sở hữu và các Quỹ tại doanh nghiệp; Báo cáo tài chính hợp nhất.

          c) Văn bản liên quan: Quyết định này thay thế Quyết định số 04/2012/QĐ-KTNN ngày 06/4/2012 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán doanh nghiệp.​

                                     Văn phòng Ban (còn tiếp)

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang