• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ SỬA ĐỔI

​          Ngày 19/6/2017, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua Luật Chuyển Giao Công nghệ. Ngày 29/6/2017, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật Chuyển giao Công nghệ và luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, thay thế Luật Chuyển giao Công nghệ số 80/2006/QH11.

            Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hợp đồng chuyển giao công nghệ; biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ.

Để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, Luật quy định chính sách cụ thể đối với từng luồng chuyển giao, đồng thời bổ sung một số chính sách ngăn chặn, loại bỏ công nghệ lạc hậu, công nghệ ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, sức khỏe con người.

Luật đã bổ sung, sửa đổi tiêu chí xác định công nghệ khuyến khích chuyển giao phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, đơn cử như: Công nghệ cao; máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao; Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây: (1)Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn; (2) Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước; (3) Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề mới; (4) Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu hơn; (5) Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; (6) Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, thiết bị y tế; (7) Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; (8) Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao; (9) Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng; (10) Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống; công nghệ sử dụng nguyên liệu là sản phẩm, bán sản phẩm, vật tư sản xuất trong nước được khuyến khích chuyển giao ra nước ngoài; (11) thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao của Chính phủ.

Đồng thời, bổ sung một số tiêu chí cụ thể hơn quy định công nghệ hạn chế chuyển giao. Cụ thể, hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau đây: (1) Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển; (2) Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; (3) Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen; (4) Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; (5) Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước; (6) Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm; (7) Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.

Hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong trường hợp sau đây: (1) Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam; (2) Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.

Ngoài ra, Luật bổ sung một số biện pháp hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ. Cụ thể như: đề xuất cơ chế hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp có hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho giải mã công nghệ, thành lập tổ chức R&D; cơ chế liên kết giữa tồ chức KH&CN với doanh nghiệp; mở rộng nội dung chi của Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp; khuyến khích các hình thức hợp tác để triển khai các dự án đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triền cơ sở hạ tầng và hoạt động nghiên cứu chung với doanh nghiệp.

                                   Văn phòng Ban

 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang