• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
ĐIỂM TIN PHÁP LUÂT THÁNG 2 NĂM 2018 (Phần 2)

​            C.   Lĩnh vực pháp luật: Doanh nghiệp

          5. Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ

          a) Ngày áp dụng: 01/02/2018.

          b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung:

        Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên, trừ các trường hợp sau:

          - Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh trực tiếp khai thác và chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế VAT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Luật thuế VAT.

          - Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế VAT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Luật thuế Giá trị gia tăng.

          - Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên, khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Luật thuế Giá trị gia tăng.

          Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.

          Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

          Nghị định cũng nêu rõ, khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

          - Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động;

          - Phần vượt mức quy định về BHXH, BHYT để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội, quỹ BHYT và quỹ BHTN cho người lao động.

          6. Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

          a) Ngày áp dụng: 15/01/2018.

         b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung:

Nghị định đã bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh thuộc các lĩnh vực: xăng dầu, thuốc lá, điện lực, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử (TMĐT), hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, thực phẩm; đơn cử như:

Về lĩnh vực thương mại điện tử, Nghị định mới sửa đổi một số điều trong Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ. Cụ thể, bỏ quy định phải có “website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet” trong Điều kiện thiết lập website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Khoản 2 Điều 52, Khoản 2 Điều 54; bỏ yêu cầu về tài chính và yêu cầu về kỹ thuật đối với Hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử…

Về lĩnh vực nhượng quyền thương mại, Nghị định sửa đổi, bổ sung điều kiện kinh doanh đối với Bên nhượng quyền: "Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm” và bãi bỏ quy định về hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.

          c) Văn bản liên quan: Nghị định này sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/ 7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá; Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; Sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại; Sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06/5/2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; Sửa đổi, bãi bỏ  một số điều, khoản của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

          7. Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

          a) Ngày áp dụng: 15/01/2018.

          b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung:

          Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng theo các điều kiện sau: (1) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; (2) Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

          Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam theo các điều kiện sau: (1) Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. (2) Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

          Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

          Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định về điều kiện lập cơ sở bán lẻ; trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh , Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; chế độ báo cáo, gửi , lưu trữ giấy phép, công bố thông tin và các trường hợp xử lý vi phạm.

          8. Thông tư số 35/2017/TT-BCT ngày 29/12/2017 của Bộ Công thương về việc bãi bỏ Thông tư số 53/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc đăng ký danh mục hàng nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

          a) Ngày áp dụng: 12/02/2018.

       b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung: Bãi bỏ Thông tư số 53/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc đăng ký danh mục hàng nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

          9. Thông tư số 47/2017/TT-BYT ngày 22/12/2017 của Bộ Y tế ban hành Danh mục hoạt chất cấm sử dụng và hạn chế phạm vi sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế tại Việt Nam.

          a) Ngày áp dụng: 15/02/2018.

          b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung:  Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục Danh mục hoạt chất cấm sử dụng; hạn chế phạm vi sử dụng  trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế tại Việt Nam.

          Các chế phẩm dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế có sử dụng các hoạt chất quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư này đã được cấp giấy phép lưu hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chỉ được quảng cáo sản phẩm theo đúng phạm vi tác dụng đã được ghi trên giấy phép lưu hành. Trường hợp muốn quảng cáo mở rộng phạm vi tác dụng quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư này, phải thực hiện việc đăng ký bổ sung theo quy định của Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

        c) Văn bản liên quan: Thông tư này thay thế Thông tư số 25/2011/TT-BYT ngày 23/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Danh mục các hóa chất được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam

          10. Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics

          a) Ngày áp dụng: 20/02/2018.

          b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung:

          Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

          Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

          Ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics phải đáp ứng những điều kiện về tỷ lệ vốn góp và một số điều kiện sau:

          - Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ: 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

          - Dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa): Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu không quá 1/3 định biên của tàu; thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là người Việt Nam.

          Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Nếu các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:

          - Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.

          - Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.

          c) Văn bản liên quan: Nghị định này thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics./.

                                          Văn phòng Ban 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang