• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
SỰ CẦN THIẾT CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ PHỐI HỢP VỚI CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỀ, QUY CHẾ PHỐI HỢP

Việc đổi mới và nâng cao hoạt động công đoàn cơ sở được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau và có những biện pháp để đảm bảo thực hiện, trong đó công đoàn cơ sở thực hiện việc “phối hợp với công đoàn cấp trên cơ sở đẩy mạnh việc xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban chấp hành công đoàn cơ sở với lãnh đạo doanh nghiệp” là biện pháp cần thiết để thúc đẩy việc xây dựng quan hệ lao động ổn định và phát triển tại doanh nghiệp.

          Đối với vấn đề xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, Bộ luật Lao động 2012 đã có một sự thay đổi khá quan trọng là thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp không cần phải tiến hành đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước mà chỉ đơn thuần là gửi về cho cơ quan quản lý nhà nước để biết và theo dõi. Đây là một bước chuyển biến tích cực nâng cao nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc tự quyết các nội dung do hai bên thỏa thuận và tổ chức thực hiện mà không cần phải được chấp thuận từ phía các cơ quan quản lý nhà nước như trước kia. Nội dung chính trong thỏa thuận thỏa ước lao động tập thể này là vừa phải đảm bảo được lợi ích theo hướng có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật nhưng cũng phải đảm bảo tăng được năng suất, có lợi thêm cho doanh nghiệp thì mới khả thi và điều quan trọng là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

Điều này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở phải có phải có bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, tay nghề bậc thợ cao, am hiểu pháp luật, am hiểu tình hình kinh tế, hoạt động doanh nghiệp. Đồng thời, phải nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, vừa để bảo vệ quyền lợi người lao động vừa để vận động, giải thích, thuyết phục lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ những việc làm của công đoàn đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là sự ổn định, phát triển của doanh nghiệp và làm cầu nối giữa người sử dụng lao động với người lao động.

Việc phối hợp với công đoàn cấp trên sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ, năng lực đối thoại, thương lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở thông qua các buổi tập huấn các kỹ năng (thường được công đoàn cấp trên Liên đoàn lao động tỉnh, huyện, Công đoàn KCN) tổ chức. Ngoài việc tập huấn kỹ năng thương lượng, công đoàn cấp trên còn tiến hành tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan mật thiết đến mối quan hệ lao động tại doanh nghiệp. Qua công tác phối hợp đó, công đoàn cơ sở cũng có thể tham khảo kinh nghiệm từ cán bộ công đoàn cấp trên trong việc dự kiến các chương trình, hoạt động tại cơ sở mình.

          Yêu cầu đặt ra đối với công đoàn cơ sở là phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với công đoàn cấp trên, qua đó cũng đặt ra yêu cầu đối với công đoàn cấp trên là phải “bám sát” công đoàn cơ sở, thực hiện phương châm “lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy người lao động làm đối tượng hoạt động”, hướng dẫn công đoàn cơ sở giúp người lao động ký kết hợp đồng lao động và xây dựng thỏa ước lao động tập thể. Nguyên tắc đối với công đoàn cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề thương lượng tập thể được Bộ luật Lao động ghi nhận là không can thiệp trực tiếp vào quá trình thương lượng, thỏa thuận giữa 02 bên nhưng phải hỗ trợ tích cực hai bên trong quá trình đàm phán, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Công đoàn cấp trên cơ sở cũng phải tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại công đoàn cơ sở và doanh nghiệp để phát hiện những vướng mắc, nguy cơ có thể dẫn đến tranh chấp lao động và có biện pháp giải quyết kịp thời.

  Tương tự như thế, việc phối hợp với công đoàn cấp trên trong việc xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban chấp hành công đoàn cơ sở với lãnh đạo doanh nghiệp cũng là một việc làm cần thiết. Bởi Quy chế phối hợp sẽ xác định những nội dung chủ yếu về quan hệ hợp tác; phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giám đốc doanh nghiệp và nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở đối với việc tham gia xây dựng mối quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định. Khi trao đổi, phối hợp với công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở sẽ được hướng dẫn, tư vấn, và sẽ tự thiết lập một bản quy chế với đầy đủ các nội dung cần thực hiện, quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên. Tạo cơ chế cùng nhau hợp tác vì sự phát triển của doanh nghiệp và người lao động.

 

Phòng Quản lý Lao động (Diza)

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang