• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
ĐÀO TẠO GẮN VỚI NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP

Một số nghề đang rất thiếu lao động như cơ khí, lập trình viên, điện, điện tử, cơ- điện tử, chế biến nông sản và các sản phẩm công nghiệp, trong đó có luyện kim, đúc, mộc, dệt, doanh nghiệp phải tự đào tạo hoặc phải kết hợp với các cơ sở sản xuất khác để đào tạo.

Ngoài những yêu cầu về trình độ chuyên môn, các doanh nghiệp còn đề ra các yêu cầu liên quan đến: trình độ ngoại ngữ, vi tính; kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm; có khả năng làm việc độc lập,…gọi chung là các “kỹ năng mềm”.

Một trong những biện pháp để đào tạo gắn với doanh nghiệp là phải đưa doanh nghiệp trở thành một trong những chủ thể tham gia đào tạo nghề. Tức là thay vì họ đứng ngoài, thụ động thì họ phải là một chủ thể tích cực trong quá trình đào tạo.

Vai trò của hệ thống đào tạo nghề hiện nay rất quan trọng với sự phát triển nguồn nhân lực nói chung, đòi hỏi chương trình ngày càng thích ứng với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, công nghệ tương thích với công nghệ của doanh nghiệp. Có như vậy, người lao động sau khi đào tạo mới thích ứng được với công việc.

Nếu doanh nghiệp kết hợp với cơ sở đào tạo, tham gia vào quá trình đào tạo thì rất tốt cho cả xã hội và doanh nghiệp nói chung. Ðối với cơ sở dạy nghề, rất khó để có thể có đủ thiết bị đáp ứng quá trình đào tạo. Do đó, việc kết hợp giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề vô cùng quan trọng.

Doanh nghiệp cung cấp thiết bị để học viên thực  hành. Xét về góc độ lý thuyết, việc kết hợp này đôi bên cùng có lợi. Nhà trường thì gắn với thực tế công  nghệ của doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp giúp tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của quá trình đào tạo giúp nhà trường điều chỉnh hoạt động đào tạo. Chi phí xã hội được tiết kiệm mà hiệu quả xã hội nâng lên.

Hiện nay có rất nhiều hình thức kết hợp, doanh nghiệp đặt hàng cho các cơ sở đào tạo, nhận sinh viên vào thực tập, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo (trực tiếp tham gia xây dựng chương trình, cử chuyên gia, kỹ thuật viên đến đào tạo tại trường, tham gia vào quá trình đánh giá học sinh, đánh giá cuối khóa học, nhận người làm việc trong doanh nghiệp).

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, mới có một số ít doanh nghiệp quan tâm đến việc kết hợp với nhà trường để đào tạo người lao động. Việc vận động và mời doanh nghiệp tham gia chương trình “kết nối” tuy khó nhưng nếu đã hình thành được một cơ chế nhịp nhàng, thực hiện có hiệu quả sẽ có tác động “lôi kéo” các doanh nghiệp khác cùng tham gia.

                                                                                Phòng Quản lý Lao động (Diza)

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang