• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 05/2015/NĐ-CP: HÀI HÒA LỢI ÍCH HAI BÊN

1. Một số điểm hạn chế, cần phải sửa đổi, bổ sung:

Về hợp đồng lao động

Nghị định quy định chi tiết một số nội dung của hợp đồng lao động, trong đó có chế độ nâng ngạch, nâng bậc, nâng lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. Tuy nhiên, việc quy định chi tiết các nội dung này còn mang tính “cứng nhắc”, chưa linh hoạt, người lao động và người sử dụng lao động phải thỏa thuận và ghi cụ thể các nội dung này trong hợp đồng lao động. Mặt khác, trong trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì 2 bên phải thỏa thuận lại và ghi vào hợp đồng. Đáng chú ý, các nội dung này đã được quy định trong nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của người người sử dụng lao động.

Về thời gian tính trợ cấp thôi việc

Trợ cấp mất việc làm cho người lao động, theo quy định trong Nghị định là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó, thời gian người lao động làm việc thực tế và thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH (thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH).

Tuy nhiên, thực tế thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động đang bị vướng khi tính trợ cấp thôi việc cho người lao động. Cụ thể, thời gian người lao động thử việc, học nghề, tập nghề và thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản không thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng được tính là đã đóng BHXH - thời gian này thường ngắn (từ 1-6 tháng), khi tính trợ cấp thôi việc thường phải làm tròn thành 6 tháng nên sẽ gây vướng mắc cho người sử dụng lao động.

Về ủy quyền kỷ luật lao động

Khoản 4, Điều 30, Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định người giao kết HĐLĐ (người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp) là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Quy định này đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình xử lý kỷ luật lao động, nhất là đối với những doanh nghiệp có nhiều lao động.

Theo Khoản 3, Điều 126, Bộ luật Lao động và Điều 31, Nghị định 05/2015/NĐ-CP, người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Trình tự xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp này khá phức tạp như: Người sử dụng lao động phải gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp; cuộc họp chỉ được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo. Song thực tế, phần lớn người lao động tự ý bỏ việc đều không quay trở lại doanh nghiệp và không tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Mặt khác, trường hợp người lao động tự ý bỏ việc giống với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, nhưng hướng xử lý của 2 trường hợp này lại khác nhau. Vì vậy, phần lớn doanh nghiệp xử lý theo hướng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc và phải bồi thường tiền lương trong những ngày không báo trước.

2. Nội dung sửa đổi:

Chính từ những hạn chế trên, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP bổ sung hợp đồng lao động theo hướng mở rộng quyền tự do thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động khi có thể thỏa thuận nội dung về nâng bậc, nâng lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thời gian tính trợ cấp thôi việc được sửa đổi theo hướng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (không bao gồm thời gian thử việc, học nghề, tập nghề, thời gian hưởng chế độ BHXH…). Cho phép người được ủy quyền giao kết HĐLĐ được quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với tất cả các hình thức. Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động rút gọn hơn đối với trường hợp xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm.                                                                             ​

​Phòng Quản lý Lao động (Diza)​

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang