A. Lĩnh vực
pháp luật: Bảo hiểm; Công nghệ thông tin.
1. Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021
của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc
làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
a)
Hiệu lực thi hành: 01/6/2021.
b)
Nội dung:
-
Phạm vi điều chỉnh: Nghị định số 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3
Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, gồm:
Điều
kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể và tổ chức,
hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
Điều
kiện, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động dịch
vụ việc làm, hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
-
Điều kiện thành lập của trung tâm dịch vụ việc làm:
Có
mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm;
Phù
hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt;
Có
trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới);
Có
trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này
phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm
quyền ban hành;
Có
ít nhất 15 người làm việc là viên chức;
Cơ
quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp
công về việc làm theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm:
+
Hoạt động tư vấn, gồm:
Tư
vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người
lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với
khả năng và nguyện vọng;
Tư
vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả
năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyến; về tự tạo việc làm,
tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
Tư
vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản
trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
Tư
vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
+
Giới thiệu việc làm cho người lao động.
+
Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
Tuyển
lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu
cầu của người sử dụng lao động;
Cung
ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
Giới
thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng.
+
Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
+
Phân tích và dự báo thị trường lao động.
+
Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
+
Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc
khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
+
Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
- Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
Thực
hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị
trường lao động miễn phí.
Bảo
đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Tổ
chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, xây dựng dữ liệu người tìm việc,
việc làm trống để kết nối cung cầu lao động.
Thực
hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ
việc làm.
Định
kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số
05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan trực tiếp quản lý và Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở. Báo cáo 06 tháng gửi trước
ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
2. Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021
của Chính phủ về Quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
a)
Hiệu lực thi hành: 01/6/2021.
b)
Nội dung:
-
Phạm vi điều chỉnh:
Nghị
định số 43/2021/NĐ-CP quy định về việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng
Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia
về Bảo hiểm.
-
Đối tượng áp dụng:
Nghị
định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xây dựng,
quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia
về Bảo hiểm:
Cơ
sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm bao gồm các thông tin sau:
Dữ
liệu cơ bản cá nhân bao gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm
sinh; giới tính, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; dân tộc; quốc
tịch; nơi đăng ký khai sinh; quê quán, nơi thường trú; họ, chữ đệm và tên, số định
danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại
diện hợp pháp;
Thông
tin liên hệ của công dân;
Nhóm
thông tin về hộ gia đình: Mã hộ gia đình; địa chỉ; danh sách các thành viên
trong hộ gia đình;
Nhóm
thông tin về bảo hiểm xã hội: Mã số bảo hiểm xã hội; mã đơn vị quản lý người
tham gia; cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý; loại đối tượng bảo hiểm xã hội;
phương thức đóng; quá trình đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; mã số thuế;
Nhóm
thông tin về bảo hiểm y tế: Mã mức hưởng; loại đối tượng; nơi đăng ký khám chữa
bệnh ban đầu; thời điểm hết hạn; thời điểm đủ 05 năm liên tục; quá trình đóng,
hưởng;
Nhóm
thông tin về bảo hiểm thất nghiệp: Quá trình đóng, hưởng; thời gian đóng bảo hiểm
thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Nhóm
thông tin về người sử dụng lao động gồm: Tên; mã số doanh nghiệp/số quyết định
thành lập; mã số thuế; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh (hoặc
ngành, nghề kinh doanh chính)/lĩnh vực hoạt động; số điện thoại, thư điện
tử; loại hình doanh nghiệp/loại hình tổ chức; phương thức đóng;
Nhóm
thông tin cơ bản về y tế;
Nhóm
thông tin về an sinh xã hội;
- Đối tượng khai thác, sử dụng dữ liệu:
Bảo
hiểm xã hội Việt Nam khai thác, sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo
hiểm phục vụ các hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm.
Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội khai thác, sử dụng dữ liệu phục vụ quản lý nhà
nước về bảo hiểm xã hội, việc làm và an sinh xã hội.
Bộ
Y tế khai thác sử dụng dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế bao
gồm cả các thông tin, dữ liệu về bảo hiểm y tế.
Văn
phòng Chính phủ khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
Bộ
Thông tin và Truyền thông khai thác, sử dụng dữ liệu để kết hợp với các nguồn dữ
liệu khác tạo ra các thông tin gia tăng phục vụ mục đích tham mưu, hỗ trợ ban
hành chính sách trong Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng khai thác sử dụng dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước trong
lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
Các
cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ khai thác, sử dụng dữ liệu phục
vụ các hoạt động quản lý nhà nước theo thẩm quyền.
Cơ
quan, tổ chức và cá nhân được phép khai thác và sử dụng thông tin của mình;
thông tin cá nhân của người khác nếu được người đó đồng ý theo quy định của
pháp luật.
(Còn tiếp)