• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT CẠNH TRANH NĂM 2018

          Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/2018, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019,  gồm 10 Chương 118 Điều, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.

          Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đều có các bộ quy tắc với mục tiêu xây dựng thể chế đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi pháp luật cạnh tranh. Với tinh thần đó, Luật Cạnh tranh được sửa đổi theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế và khai thác tốt cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do mang lại.

          Bên cạnh việc mở rộng đối tượng áp dụng (gồm mọi đối tượng là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường), Luật điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.

          Ngoài việc nghiêm cấm cơ quan nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh, Luật cũng nghiêm cấm tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

            Đối với khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, Luật bổ sung các hành vi: Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận;  Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

           Đồng thời, bổ sung một số hành vi trong khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, bao gồm: thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.

            Bổ sung thêm thành phần hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và đưa bổ sung quy định: Doanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Thời hạn được miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là không quá 05 năm. Trường hợp tiếp tục được hưởng miễn trừ thì thời hạn hưởng miễn trừ là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định tiếp tục hưởng miễn trừ.

          Trong quy định về tố tụng cạnh tranh, bổ sung quy định chứng cứ là Thông điệp dữ liệu điện tử (thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử).

          Trong thành phần người tham gia tố tụng cạnh tranh, bổ sung đối tượng tham gia là Bên bị khiếu nại (tổ chức, cá nhân bị khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh) và có quyền được biết thông tin về việc bị khiếu nại cũng như quyền giải trình về các nội dung bị khiếu nại; đồng thời, không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia tố tụng cạnh tranh, không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

          Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư; hoặc là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp luật, không trong thời gian bị khởi tố hình sự, không có án tích. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều bên trong cùng một vụ việc nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những bên đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một bên trong vụ việc.

           Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019, thay thế Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11.

            Tải file đính kèm tại đây: 23_2018_QH14_345182.pdf23_2018_QH14_345182.pdf

                                                  Văn phòng Ban

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang