• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
ĐIỂM TIN PHÁP LUẬT THÁNG 12 NĂM 2020 (PHẦN 2)

​(Tiếp theo)
C. Lĩnh vực pháp luật: Lao động - Tiền lương.

8. Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động

a) Hiệu lực thi hành: 01/12/2020.

b) Nội dung/ Phạm vi điều chỉnh:

- Thông tư quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động, thân nhân của người tố cáo bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người được bảo vệ); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

- Thông tư áp dụng đối với: Người được bảo vệ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; người giải quyết tố cáo; Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

- Quyết định, thay đổi, bổ sung và chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ:

Trường hợp xét thấy đề nghị bảo vệ có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Tố cáo, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm được thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp đề nghị bảo vệ không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Tố cáo, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ban hành thông báo không áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

 Cơ quan ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ thực hiện biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Tố cáo; có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Tố cáo. Quyết định thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm được thực hiện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Cơ quan đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Tố cáo. Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm được thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

- Trách nhiệm của người sử dụng người lao động:

Không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ.

Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ.

Thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Báo cáo cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ.

Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh; người sử dụng lao động chính đối với trường hợp người được bảo vệ làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm trong quá trình tiếp nhận, xác minh và áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm.

- Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động:

+ Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:

Giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức đại diện hợp pháp khác của người lao động tại cơ sở phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động, đồng thời báo cáo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và công đoàn cấp trên trực tiếp hoặc tổ chức đại diện hợp pháp cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có) để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

+ Liên đoàn lao động cấp huyện, cấp tỉnh:

Chỉ đạo Ban chấp hành công đoàn cơ sở giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

Giám sát cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ cùng cấp trong việc chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

Phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp yêu cầu người sử dụng lao động chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

 

D. Lĩnh vực pháp luật: Công nghệ thông tin.

9. Thông tư số 29/2020/TT-BTTTT ngày 28/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về Hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin

a) Hiệu lực thi hành: 12/12/2020

b) Nội dung/ Phạm vi điều chỉnh:

- Thông tư hướng dẫn thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin trong các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/ 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin.

- Đối tượng áp dụng: Thông tư áp dụng đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin trong đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Cách xếp lương:

+ Xếp lương sau khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp: Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:

Trường hợp khi được tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, bảng lương viên chức loại A1;

Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo thạc sĩ phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, bảng lương viên chức loại A1;

Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, bảng lương viên chức loại A1;

Trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quản trị viên hệ thống hạng IV (mã số V11.06.15), phát triển phần mềm hạng IV (mã số V11.08.22): Khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06; khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, bảng lương viên chức loại B.

+ Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi tuyển dụng đã được xếp lương ở viên chức loại A0 theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP , nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quản trị viên hệ thống hạng IV (mã số V11.06.15), phát triển phần mềm hạng IV (mã số V11.08.22) thì việc xếp bậc lương căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau:

Tính từ bậc 2, bảng lương viên chức loại B, cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác bị kéo dài thời gian nâng lương thường xuyên do không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật theo quy định của pháp luật thì bị kéo dài thêm chế độ nâng bậc lương thường xuyên theo quy định. Trường hợp trong thời gian công tác được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn được tính để xếp lên bậc lương cao hơn trước thời hạn tương ứng. Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, nếu có số tháng chưa đủ 24 tháng, thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Sau khi chuyển xếp lương vào chức danh nghề nghiệp quản trị viên hệ thống hạng IV, phát triển phần mềm hạng IV, nếu hệ số lương được xếp ở các chức danh nghề nghiệp này cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đã hưởng ở ngạch, chức danh nghề nghiệp cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch, chức danh nghề nghiệp cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian viên chức xếp lương ở chức danh nghề nghiệp quản trị viên hệ thống hạng IV, phát triển phần mềm hạng IV. Sau đó, nếu viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh được bổ nhiệm khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở chức danh nghề nghiệp mới…

 

10. Quyết định số 56/2020/QĐ-UBND ngày 02/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

a) Hiệu lực thi hành: 15/12/2020.

b) Nội dung/ Phạm vi điều chỉnh:

- Quy chế quy định việc quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ do Ban Cơ yếu Cính phủ cấp cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan nhà nước, bao gồm: Hội đồng nhân dân, UBND các cấp; Các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố; Các cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị nêu trên.

- Cấp mới chứng thư số cho cơ quan, tổ chức:

Phải là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân; Có quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp; Có văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức và được người đúng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận;…

- Quản lý và sử dụng chứng thư số:

+ Văn thư cơ quan là người được lãnh đạo cơ quan giao quản lý và sử dụng chứng thư số của cơ quan; có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế này đối với chữ ký số, chứng thư số cơ quan được giao quản lý và sử dụng.

+ Chứng thư số của người có thẩm quyền của cơ quan theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng con dấu chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng chức danh của người đó.

+ Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật được thực hiện bởi người có thẩm quyền và người ký thay, ký thừa lệnh phải sử dụng chứng thư số cá nhân của mình để ký.​/.


Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang