• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
ĐIỂM TIN PHÁP LUẬT THÁNG 4 NĂM 2021

 

A. Lĩnh vực pháp luật: Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí.

1. Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

a) Hiệu lực thi hành: 25/4/2021.

b) Nội dung/ Phạm vi điều chỉnh: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

- Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu:

Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm: Sản phẩm gia công xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công.

- Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu: Hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, gồm:

Nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu: Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã xuất khẩu tương ứng với sản phẩm gia công không nhập khẩu trở lại phải chịu thuế xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu.

- Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:

Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:

+ Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;

+ Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để đóng gói, dán nhãn hoặc gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;

+ Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu;

+ Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu;

+ Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy.

 

2. Thông tư số 14/2021/TT-BTC ngày 18/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh

a) Hiệu lực thi hành: 05/4/2021.

b) Nội dung:

- Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư số 14/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh.

- Thông tư số 14/2021/TT-BTC áp dụng đối với:

Tổ chức, cá nhân nộp phí hải quan và lệ phí hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh.

Tổ chức thu phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh.

Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh.

- Miễn thu phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh đối với tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải trong các trường hợp sau:

+ Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân (được miễn thuế trong định mức theo quy định); quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy chế miễn trừ ngoại giao; hành lý mang theo người; hàng bưu phẩm, bưu kiện được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế (các khoản thuế theo quy định) phải nộp dưới 100.000 đồng Việt Nam.

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có trị giá hải quan dưới 500.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế (các khoản thuế theo quy định) phải nộp dưới 50.000 Việt Nam đồng Việt Nam cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới trong định mức theo quy định.

+ Phương tiện vận tải thường xuyên qua lại biên giới được quản lý theo phương thức mở sổ theo dõi, không quản lý bằng tờ khai.

+ Hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh được miễn phí, lệ phí theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc cam kết của Chính phủ Việt Nam.

- Người nộp phí:

+ Người nộp phí hải quan:

Tổ chức, cá nhân thực hiện khai và nộp tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan (sau đây gọi là tờ khai) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp sổ tạm quản (sổ ATA) đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập theo Nghị định số 64/2020/NĐ-CP.

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ hoặc người được ủy quyền hợp pháp nộp đơn đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về hải quan.

+ Người nộp lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh là tổ chức, cá nhân khai và nộp tờ khai đối với hàng hóa, phương tiện quá cảnh Việt Nam.

- Hiệu lực thi hành:

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/4/2021 và thay thế Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.

 

3. Thông tư số 17/2021/TT-BTC ngày 26/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

a) Hiệu lực thi hành: 12/4/2021.

b) Nội dung: Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

- Hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại: Cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích hàng hóa có trách nhiệm lập và gửi hồ sơ yêu cầu phân tích; hồ sơ gồm: Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo mẫu số 05/PYCPT/2021 ban hành kèm Thông tư này). Mỗi mặt hàng lập 01 Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa; Phiếu ghi số, ngày văn bản, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan liên quan đến mẫu hàng hóa; Mẫu hàng hóa yêu cầu phân tích; Tài liệu kỹ thuật của hàng hóa. Trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì cơ quan hải quan nơi gửi hồ sơ phải nêu rõ lý do hàng hóa không có tài liệu kỹ thuật tại mục 12 mẫu số 05/PYCPT/2021.

- Thông báo kết quả phân loại, Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa:

+ Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích hoặc mẫu hàng hóa phức tạp thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích, Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa.

+ Trường hợp mẫu hàng hóa có kết quả phân tích đáp ứng nhóm tiêu chí a và c hoặc nhóm tiêu chí b và c dưới đây, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm định hải quan ban hành Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa, thời hạn ban hành thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa không quá 05 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích hoặc mẫu hàng hóa phức tạp thì không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích:Tên hàng, Bản chất hàng hóa, Mã số hàng hóa.

+ Trường hợp cơ quan hải quan gửi mẫu trưng cầu giám định tại các tổ chức giám định thì trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, trường hợp mẫu hàng hóa phức tạp cần có thêm thời gian thì không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định hàng hóa, Cục trưởng Cục Kiểm định Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa.

+ Thông báo kết quả phân loại hoặc Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa là cơ sở để xác định mức thuế, thực hiện chính sách quản lý hàng hóa; được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.

+ Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với Thông báo kết quả phân loại hàng hóa hoặc Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa thì thực hiện khiếu nại theo Luật Khiếu nại hoặc trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.

 

B. Lĩnh vực pháp luật: Doanh nghiệp.

4. Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg ngày 16/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao

a) Hiệu lực thi hành: 30/4/2021.

b) Nội dung:

- Phạm  vi điều chỉnh: Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.

- Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí tại Điều 75 Luật Đầu tư 2014 và các tiêu chí sau:

+ Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp.

+ Tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào hàng năm:

Doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 0,5%;

Doanh nghiệp không thuộc trường hợp trên, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;

Doanh nghiệp còn lại phải đạt ít nhất 2%.

+ Tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của doanh nghiệp trên tổng số lao động:

Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;

Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 2,5%;

Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này phải đạt ít nhất 5%.

- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30/4/2021và thay thế Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg ngày 15/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao.​

 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang