Dự
thảo Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ
quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; tài sản
được xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà
nước đầu tư, quản lý; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho
bạc nhà nước.
Thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công;
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định
tại Nghị định này là 1 năm. Riêng đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản
kết cấu hạ tầng thì thời hiệu xử phạt là 2 năm.
Hình
thức xử phạt chính quy định tại dự thảo Nghị định này bao gồm: cảnh cáo và phạt
tiền.
Tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực
hiện hành vi vi phạm hành chính.
Mức
phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; dự trữ quốc gia;
kho bạc nhà nước là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ
chức.
Trường
hợp đầu tư, mua sắm tài sản khi chưa có quyết định của cơ quan, người có thẩm
quyền cũng có thể bị phạt từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Đối
với tổ chức có hành vi đầu tư, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức có thể
bị phạt đến 20 triệu đồng nếu mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 100 triệu
đồng/1 đơn vị tài sản trở lên. Đồng thời, phải khắc phục hậu quả bằng cách nộp
lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản đầu tư, mua sắm vượt tiêu chuẩn, định
mức.
Tổ
chức có hành vi trao đổi tài sản công không đúng quy định (dùng tài sản công
của tổ chức để đổi lấy tài sản của tổ chức, cá nhân khác mà không được cơ quan,
người có thẩm quyền cho phép) có thể bị phạt đến 50 triệu đồng.
Đối
với các hành vi Nghị định không quy định cụ thể đối tượng bị xử phạt là tổ chức
hay cá nhân thì các mức phạt tiền quy định tại Nghị định này thì đối với cá
nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần
mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, mức nộp phạt cao nhất có thể lên tới
100 triệu đồng.
Ngoài
các mức nộp phạt, dự thảo Nghị định đã quy định rõ, tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc
phục hậu quả và nộp vào ngân sách trung ương đối với các hành vi vi phạm do cơ
quan, người có thẩm quyền thuộc Trung ương xử phạt và các hành vi do các tổ
chức, cá nhân khác thực hiện liên quan đến tài sản do cơ quan, tổ chức, đơn vị
thuộc Trung ương quản lý; nộp vào ngân sách địa phương đối với các hành vi vi
phạm liên quan đến tài sản do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản
lý.
Phòng
Quản lý Lao động (Diza)