Luật Giao dịch điện tử
(GDĐT) năm 2023 đã được Quốc hội khóa XV thông qua với tỷ lệ 94,74% tán thành,
có nhiều chính sách mới nổi bật giúp công nhận giao dịch điện tử sẽ có giá trị
tương đương và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống. Có thể coi Luật
này là Luật cơ bản về chuyển đổi số.
Luật GDĐT năm 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua tại Kỳ họp
thứ 6 ngày 29/11/2005 đã tạo hành lang pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế
cho giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực
dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Kết quả tổng kết thực tiễn 17 năm thực hiện Luật GDĐT năm
2005 cho thấy bên cạnh những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy phát triển Chính
phủ số, kinh tế số và xã hội số, Luật GDĐT năm 2005 tồn tại một số bất cập cần
sửa đổi, bổ sung.
Do đó, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Luật GDĐT năm 2005
là cần thiết để tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc
chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các
ngành, lĩnh vực, nhằm chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 và công cuộc chuyển đổi số quốc gia; khắc phục những vướng mắc, bất cập của
Luật GDĐT năm 2005; khẳng định giá trị pháp lý cho giao dịch điện tử, công nhận
giao dịch điện tử có giá trị pháp lý giống như giao dịch trong môi trường thực;
ưu tiên, khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử bằng các chính sách giúp thực
hiện giao dịch điện tử với thời gian nhanh hơn, chi phí thấp hơn, tiếp cận dễ
dàng hơn, được bảo đảm an toàn, tin cậy hơn.
Nguồn tin Chuyển đổi số Quốc gia
Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) đã được Quốc hội khóa XV thông qua với tỷ lệ 94,74% tán thành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, thay thế cho Luật GDĐT năm 2005. Luật GDĐT năm 2023 với nhiều chính sách mới nổi bật giúp công nhận giao dịch điện tử sẽ có giá trị tương đương và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống. Có thể coi Luật này là Luật cơ bản về chuyển đổi số.
Với quan điểm kế thừa, phát huy các quy định tại Luật GDĐT
năm 2005 hiện còn giá trị, chỉ quy định về những thành tố cơ bản có giá trị
pháp lý sử dụng để thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử. Đồng thời Luật
GDDT năm 2023 không quy định về nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch,
không làm thay đổi trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành trong lĩnh vực và nhằm
khuyến khích, thúc đẩy phát triển giao dịch điện tử toàn diện, toàn trình
(nghĩa là thực hiện trọn vẹn từ đầu đến cuối quy trình bằng phương tiện điện tử).
Luật GDĐT năm 2023 được kỳ vọng sẽ tạo hành lang thông thoáng hơn cho các giao
dịch trên môi trường số, mang lại hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh tốt
hơn cho người dân, doanh nghiệp./.