Ngày 17/03/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Chương trình đề ra mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn như sau:
Đến
năm 2025:
- Thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số
lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc
trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2020.
- Xây
dựng được 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên. Xây dựng được 02-05
vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng khai thác hoặc trồng có
01-02 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất dược liệu đạt
tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
Đến
năm 2030:
- Thuốc sản xuất trong nước đạt 80% số
lượng sử dụng và 70% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc
trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 30% so với năm 2020, phát triển
được 10-15 dược liệu di thực đáp ứng nhu cầu trong nước. Phục tráng, nhập nội,
di thực, phát triển được 10-15 giống cây dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu số
lượng lớn.
- Chuyển giao công nghệ ít nhất 100
thuốc phát sinh còn bản quyền, vắc xin, sinh phẩm y tế và thuốc mà Việt Nam
chưa sản xuất được.
- Trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm
giá trị cao trong khu vực. Phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước
đạt khoảng 01 tỷ USD.
Đến
năm 2045:
Việt Nam có thuốc phát minh từ nguồn
dược liệu đặc hữu được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền. Phấn đấu tổng
giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vòa GDP trên 20 tỷ USD.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên cần
thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:
- Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định
hiện hành bảo đảm thực hiện khuyến khích, hỗ trợ, đặc biệt ưu đãi đầu tư đối
với các doanh nghiệp dược; Doanh nghiệp sản xuất thuốc phát minh được hưởng ưu
đãi như doanh nghiệp công nghệ cao…; Ưu đãi về thuế, tín dụng, chính sách sử
dụng đất (giá thuê đất, thời hạn thuê đất) đối với các doanh nghiệp, cơ sở đầu
tư nuôi trồng, chế biến, chiết xuất dược liệu…
- Rà soát và hoàn thiện các quy định về
đấu thầu, mua sắm thuốc sản xuất tại Việt Nam, tăng tỷ lệ và giá trị thuốc sản
xuất trong nước trong danh mục thuốc thanh toán bảo hiểm y tế; bảo đảm việc ưu
đãi sử dụng thuốc trong nước theo đúng quy định của pháp luật.
- Áp dụng các ưu đãi đặc biệt theo quy
định của pháp luật đối với các hoạt động đầu tư nghiên cứu, chuyển giao, sản
xuất nguyên liệu làm thuốc đặc biệt là nguyên liệu làm thuốc sử dụng dược liệu
có giá trị kinh tế cao trong nước.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư nâng cấp cơ sở sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc
tương đương.
- Đơn gian thủ tục hành chính, cắt giảm
điều kiện đầu tư kinh doanh. Tăng cường thực hiện dịch vụ công cấp độ 4 trong
quản lý dược, trước hết là đánh gái GMP, cấp số đăng ký lưu hành thuốc…
- Tiếp tục thúc đẩy đầu tư nghiên cứu,
thử nghiệm, sản xuất thuốc. Quy hoạch và dành quỹ đất xây dựng các khu công
nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất thuốc phát minh
có bản quyền, thuốc chuyên khoa đặc trị… đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất
khẩu.
- Huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất thuốc trong nước, sản
xuất thuốc nhượng quyền, chuyển giao công nghệ…
- Ưu tiên phát triển các dự án sản xuất
thuốc chuyển giao công nghệ, thuốc gia công ngay khi hết hạn bằng sáng chế hoặc
chứng nhận độc quyền có liên quan.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm
soát, hậu kiểm hoạt động phân phối thuốc; Tăng cường công tác phòng chống buôn
lậu, xuất nhập khẩu dược liệu trái phép qua biên giới…
- Chủ động hợp tác các diễn đàn, tổ chức
quốc tế cơ quan ngoại giao, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp dược quốc tế để
trao đổi, chia sẻ thông tin; chú trọng thúc đẩy hợp tác với các tập đoàn dược
phẩm đa quốc gia nhằm nghiên cứu phát triển thuốc phát minh còn bản quyền tại
Việt Nam, chuyển giao công nghê sản xuất thuốc generic có dạng bào chế công
nghệ cao.
Chi tiết Quyết định:
QĐ 376.pdf
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký.
Phòng Quản lý Doanh nghiệp.