Ngày 13/7/2023 UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch số 173/KH-UBND về việc Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Ban Quản lý các Khu công nghiệp gửi tới toàn thể CB,CC-VC và Doanh nghiệp về nội dung ý nghĩa của Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
Ngày Thương binh
Liệt sỹ 27/7 là ngày tri ân, tưởng nhớ công lao của các anh hùng, liệt sỹ, cũng
là ngày để người dân Việt Nam thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ
người trồng cây.
Đối với người Việt, ngày Thương binh
Liệt sỹ 27/7 đóng một vai trò và ý nghĩa quan trọng. Hàng năm cứ đến ngày 27/7,
cả nước lại hướng về các nghĩa trang liệt sỹ để thành kính dâng hương, tri ân
công lao to lớn của những anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập nước nhà. Đây
cũng là dịp quan trọng để chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân đến thăm
hỏi các gia đình liệt sỹ, những mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày Thương binh Liệt sỹ
27/7 là ngày mang ý nghĩa thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp
nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của người Việt.

Phát
huy truyền thống “ Hiếu nghĩa bác ái ”, “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người
trồng cây ”, thể hiện lòng quý trọng và biết ơn đối với những người đã hy sinh,
cống hiến vì độc lập, thống nhất tự do của Tổ quốc vì hạnh phúc của nhân dân,
Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chế độ chính sách đãi ngộ đối với người có
công với cách mạng. Sau 76 năm thực hiện
các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và gia đình người có
công với cách mạng đã được nghiên cứu, bổ sung và điều chỉnh phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Kết quả thực hiện cho
thấy việc xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công đạt được
kết quả tích cực. Đến nay, toàn quốc đã xác nhận được trên 9,2 triệu người
có công, trong đó: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01-01-1945: gần 9.000
người; người hoạt động cách mạng từ ngày 01-01-1945 đến trước tổng khởi nghĩa
19/8/1945: 16.500 người; liệt sỹ: gần 1.2 triệu người; thân nhân liệt sỹ gần
500.000 người; Bà mẹ Việt Nam anh hùng: trên 117.000 người; Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động: gần 1.300 người; Thương binh và người
hưởng chính sách như thương binh: gần 600.000 người; thương binh loại B: trên
40.000 người; bệnh binh: gần 185.000 người; người hoạt động kháng chiến và con
đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học: gần 312.000 người; người hoạt động cách
mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: gần 111.000 người; người có
công giúp đỡ cách mạng: 1.897.000 người; người hoạt động kháng chiến giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế: gần 4,1 triệu người. Hiện cả
nước có trên 1,4 triệu người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi
hàng tháng; qua rà soát, cơ bản người có công đã được hưởng đầy đủ các chế
độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định trong những năm tới,
tiếp tục: “ Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã
hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh
phúc của nhân dân...”
Cùng
với nhân dân cả nước, trong những năm qua với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền các cấp và toàn xã hội, công tác tổ chức thực hiện chính sách ưu
đãi, chăm sóc người có công với cách mạng của tỉnh Lạng Sơn đạt được nhiều
thành tích, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người có
công, điển hình như các phong trào: Xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm;
tổ chức đưa người có công, thân nhân liệt sĩ đi điều dưỡng tập trung theo chế
độ; lập quỹ bảo trợ xã hội; nhận phụng dưỡng hàng chục Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
cha mẹ liệt sĩ già yếu neo đơn; đỡ đầu con liệt sĩ; thực hiện tốt các chính
sách xã hội ưu tiên đối với con liệt sĩ, thương bệnh binh…Đây là những việc làm
có ý nghĩa thiết thực, nhằm động viên, khích lệ kịp thời các đối tượng chính
sách, tạo điều kiện để họ tiếp tục cống hiến sức lực của mình cho xã hội như
lời Bác Hồ đã từng dạy “ Thương binh tàn
nhưng không phế ”.
Thiết thực kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong
những ngày này các tổ chức, cá nhân và đoàn thể đã và đang tổ chức các hoạt
động chăm lo, tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức và tổ chức thực
hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi người có
công với cách mạng, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng
cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Phát huy đạo lý “ uống nước nhớ
nguồn” của dân tộc, quyết tâm đưa công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt
sĩ, người có công với cách mạng trở thành một nét đẹp trong đời sống ngày
thường của mỗi người. Đền đáp xứng đáng sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha
anh cho cuộc sống hoà bình, tự do, ấm no, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam ngày
hôm nay.