• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CUỘC VẬN ĐỘNG: NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM NĂM 2022 CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG

Triển khai nội dung văn bản số 3418-CV/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh Ủy Đồng Nai về việc sao gửi Kế hoạch số 530/KH-MTTW-BCÐTWCVÐ ngày 15/4/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2022.

Căn cứ Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Ngày 15/4/2022, Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ban hành Kế hoạch số 530/KH-MTTW-BCÐTWCVÐ, về việc triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2022, với yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị trong việc triển khai Cuộc vân động; tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người dân và đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai Cuộc vận động ở từng cấp; đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo. 

Kế hoạch đề ra nội dung trọng tâm năm 2022 gồm:

Công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động:

Công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Cuộc vận động, đặc biệt là Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động trong tình hình mới; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” trong tình hình mới;

Tuyên truyền, giới thiệu những những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt chất lượng, những địa chỉ doanh nghiệp uy tín để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt trên thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của nhau; các cơ quan đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam phù hợp với các cam kết quốc tế và luật pháp của Việt Nam;

Tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền để các doanh nghiệp hiểu đúng và nâng cao trách nhiệm thực hiện các Hiệp định thương mại khu vực và quốc tế mà Việt Nam tham gia, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp Việt với hàng hóa nhập khẩu; chủ động các giải pháp ứng phó, đảm bảo phát triển sản xuất, kinh doanh trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp; đẩy mạnh tuyên truyền trách nhiệm của doanh nghiệp trong xây dựng và đăng ký thương hiệu hàng hóa, ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;

Phát hiện và kịp thời giới thiệu những cách làm hay, gương điển hình trong thực hiện Cuộc vận động;

Chỉ đạo xây dựng chuyên mục về Cuộc vận động để tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, báo, đài, tạp chí của các đơn vị, kết hợp và mở rộng phạm vi thông tin, tuyên truyền trên các nền tảng số; nâng cao chất lượng các chương trình, đa dạng hóa nội dung và đổi mới hình thức tuyên truyền.

Rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất của bộ, ngành, địa phương:

Xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện các nội dung trong Nghị quyết 10-NQ/TW Hội nghj lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “ Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật phù hợp với mục tiêu thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa tập trung khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, vừa khắc phục tác động của dịch Covid-19; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu, chuyển đổi số và khai thác có hiệu quả các sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá giới thiệu sản phẩm, đưa hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng.

Xây dựng chính sách ưu đãi để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư phát triển hệ thống phân phối hiện đại, tạo sức cạnh tranh đối với các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài đang từng bước lấn lướt, thâu tóm thị trường Việt Nam.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp.

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Chương trình “Make in Việt Nam”, Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”…

Ban hành chính sách cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho danh nghiệp, hộ gia sản xuất kinh doanh cá thể. Đặc biệt đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ số, hỗ trợ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại địa phương.

Cần có kế hoạch xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm, điểm bán sản phẩm đặc thù hoặc hỗ trợ kết hợp với các siêu thị, trung tâm thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, khảo sát.

Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, vận chuyển, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giám sát, trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong triển khai Cuộc vận động nhất là chính sách mua sắm công và hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp, mua sắm các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt theo quy định của cơ quan, tổ chức khi sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tổ chức giám sát đột xuất khi có các sự việc ảnh hưởng đến bình ổn giá, tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp của địa phương. Khảo sát việc đăng ký nhãn hàng Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất; hoạt động tạm nhập tái xuất; việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp bán lẻ về tỷ lệ hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, về tỷ trọng hàng Việt trong các TTTM, chợ truyền thống…

Tổ chức các chương trình tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng

Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị có các hình thức tổ chức các biểu dương các doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động phù hợp; tổ chức các hình thức bình chọn sản phẩm chất lượng, sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích; giải thưởng khuyến khích doanh nghiệp Việt ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh và phân phối.

Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thường xuyên thông tin về các thương hiệu quốc gia, các nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường gắn với chương trình “Thương hiệu quốc gia Việt Nam”, “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; tổ chức giới thiệu các sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ mới của các doanh nghiệp, làng nghề của địa phương.

Hội Bảo vệ người tiêu dùng tăng cường công tác thu thập thông tin của người tiêu dùng về hàng hóa trên thị trường và kịp thời thông tin với cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm bản quyền, nhãn hiệu, sản phẩm kém chất lượng…

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong sản xuất, phân phố sản phẩm, chống hàng giả, hàng kém chất lượng (tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm)…

Kính mới quý vị xem chi tiết toàn văn tại đây: 3418 triển khai KH 530 - Cuộc vận động-trang-2-11.pdf3418 triển khai KH 530 - Cuộc vận động-trang-2-11.pdf

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang