• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
ĐIỂM TIN BẢN TIN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 30/2023 TỪ NGÀY 31/7/2023 ĐẾN NGÀY 04/8/2023

​          Ngày 04/8/2023, Văn phòng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã phát hành Bản tin cải cách hành chính số 30/2023 của Chính phủ với những nội dung nổi bật sau đây:

HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 -2030

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, các đại biểu đã quán triệt, triển khai kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị,, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030, Kế hoạch thực hiện của Chính phủ và thảo luận các dự thảo hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu, sắp xếp đơn vị hành chính cần cải tạo không gian phát triển mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, bao trùm, có lộ trình, bước đi, thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, trọng điểm, có cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả; nơi có điều kiện thuận lợi thì làm trước, nơi chưa có điều kiện thuận lợi thì xác định lộ trình phù hợp để thực hiện. Trong quá trình ban hành văn bản và tổ chức thực hiện, các bộ, ngành cần phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các địa phương xem đã phù hợp, khả thi chưa, cần thì phải điều chỉnh ngay, nhất là những văn bản liên quan đến quyền, lợi ích, hợp pháp, chính đáng của người dân.

 CÁC CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 692/TTg-PL ngày 31/7/2023 về việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội.

Văn bản nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, phân công các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội đã có hiệu lực. Tuy nhiên, đến ngày 30/7/2023 vẫn còn một số văn bản quy định chi tiết chưa được ban hành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội đã có hiệu lực thi hành để bảo đảm tiến độ và chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết, tổng hợp tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/8/2023.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Văn bản số 690/TTgKGVX yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, tham mƣu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá, các giải pháp toàn diện, hiệu quả để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021- 2030 là phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn chưa thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, cho tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động xã hội, chưa giải đáp kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới. Để thực hiện quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước, xứng đáng với vai trò, sứ mệnh của lĩnh vực khoa học và công nghệ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, rà soát các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tham mưu, đề xuất Chính phủ, cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá, các giải pháp toàn diện, hiệu quả để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đổi mới mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo.

 TẬP TRUNG CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT KINH DOANH

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 299/TB-VPCP kết luận Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Chuyển đổi số đã góp phần tăng trưởng quốc gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ đầu năm 2023, công tác chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06 đã đạt được một số kết quả tích cực. Nhận thức và hành động về chuyển đổi số quốc gia tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương. Kết luận nêu rõ: Năm 2023 là năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới với nhiệm vụ trọng tâm là số hóa, xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; bảo vệ dữ liệu cá nhân; khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia rất nặng nề, đòi hỏi phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả.

Đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ.

 Với quan điểm trên, nhiệm vụ, giải pháp của các bộ, ngành, địa phương là tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ. Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra quy định thủ tục hành chính trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kiên quyết chỉ ban hành thủ tục hành chính mới trong trường hợp thật sự cần thiết để quản lý, điều chỉnh quan hệ xã hội mới phát sinh. Tái cấu trúc quy trình các thủ tục hành chính, dịch vụ công đang được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để tiếp tục đơn giản hóa các quy trình thủ tục, giấy tờ công dân theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bảo đảm thực chất, hiệu quả. Hoàn thành trong Quý III năm 2023.

Rà soát, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu hiện có, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình Đề án 06; đẩy mạnh triển khai nền tảng số trong thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử (thanh toán hóa đơn, chi trả lương hưu, tích hợp mã định danh với mã số thuế để nâng cao hiệu quả thu thuế…); bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, bảo vệ dữ liệu cá nhân theo đúng quy định.

 RÀ SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, TẬP TRUNG VÀO CÁC VƯỚNG MẮC LĨNH VỰC NHÀ Ở, TIẾP CẬN TÍN DỤNG, THUẾ, ĐẤT ĐAI,...

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 304/VPCP-TB ngày 02/8/2023 kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ năm ngày 19/7/2023. Theo đó, về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khẩn trương chủ động thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chỉ ra các vấn đề vướng mắc, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý theo thời hạn cụ thể. Rà soát lại thủ tục hành chính ở các cấp, tập trung vào các vướng mắc hiện nay ở các lĩnh vực như: nhà ở, tiếp cận tín dụng, điện năng, thuế, đất đai, hải quan, giao thông vận tải… các thủ tục liên quan đến 03 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu. Cải cách thủ tục hành chính có trọng tâm, trọng điểm, dứt đểm, đến cùng, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Rà soát đội ngũ cán bộ, công chức, xử lý nghiêm những trường hợp né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai theo quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước; động viên, khuyến khích kịp thời cán bộ, công chức dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo yêu cầu các thành viên của Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các cấp coi cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức.

Đẩy mạnh thực hiện rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương theo quy định.

Thành lập các đoàn kiểm tra cải cách hành chính tại Bộ, ngành, địa phương

Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất những biện pháp, giải pháp mới, sáng tạo, đột phá để tổ chức thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan có liên quan thành lập các đoàn kiểm tra cải cách hành chính tại Bộ, ngành, địa phương để kịp thời xem xét, chấn chỉnh, xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy, phân cấp phân quyền, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Nghiên cứu, nhân rộng sáng kiến phân cấp, phân quyền ở các địa phương làm tốt trên toàn quốc. Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chí xác định số lượng cấp phó trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến.  

Hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền quy định về việc khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, cấp huyện.

Nâng cấp, hoàn thiện Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh

Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để nâng cấp, hoàn thiện các chức năng, kết nối, liên thông dữ liệu với các Bộ, ngành, vận hành có hiệu quả Cổng dịch vụ công quốc gia, đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, tổ chức một cách kịp thời, thuận tiện và hiệu quả, hoàn thành trước 30/9/2023.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để đẩy mạnh cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập

 Bộ Tài chính phối hợp các Bộ, ngành hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để đẩy mạnh cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa dịch vụ công ở các lĩnh vực có đủ điều kiện.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ về pháp lý, về thủ tục hành chính liên quan đến tiếp cận vốn tín dụng, giảm lãi suất, gói tín dụng ưu tiên… phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khẩn trương hướng dẫn các vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ, mua bán điện

 Bộ Công Thương khẩn trương hướng dẫn các vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ, mua bán điện theo hướng khuyến khích, tạo thuận lợi, chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 về quản lý lao động nước ngoài trước ngày 05/8/2023; xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề chất lượng cao trình Chính phủ trong tháng 8/2023 theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08/7/2023 của Chính phủ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung nghiên cứu tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về đất đai, môi trường, tài nguyên; rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tránh hiện tượng trục lợi trong giải quyết thủ tục hành chính.

 ​MỘT SỐ ĐỀ XUẤT MỚI

Văn phòng Chính phủ đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực văn phòng tại các cơ quan, tổ chức hành chính.

Theo dự thảo, vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực văn phòng trong cơ quan, tổ chức hành chính được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức. Dự thảo nêu rõ Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực văn phòng gồm 12 vị trí: 1. Chuyên viên cao cấp tham mưu tổng hợp về chuyên ngành; 2. Chuyên viên chính tham mưu tổng hợp về chuyên ngành; 3. Chuyên viên tham mưu tổng hợp về chuyên ngành; 4. Chuyên viên cao cấp về thư ký - biên tập; 5. Chuyên viên chính về thư ký - biên tập; 6. Chuyên viên về thư ký - biên tập; 7. Chuyên viên cao cấp về kiểm soát thủ tục hành chính; 8. Chuyên viên chính về kiểm soát thủ tục hành chính; 9. Chuyên viên về kiểm soát thủ tục hành chính; 10. Chuyên viên cao cấp về quản lý thông tin lãnh đạo; 11. Chuyên viên chính về quản lý thông tin lãnh đạo; 12. Chuyên viên về quản lý thông tin lãnh đạo.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 20/10/2015 quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

Dự thảo Thông tư được xây dựng theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 về ban hành chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025; Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 về việc đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp; Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong quản lý nhà nước; Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025. Cụ thể:

Cắt giảm thành phần hồ sơ, bỏ quy định về cung cấp bản chụp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định giải thể chấm dứt hoạt động, các văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng tại thành phần hồ sơ của các thủ tục hành chính về mã ngân hàng. Bộ phận giải quyết thủ tục hành chính về mã ngân hàng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện xác minh nội bộ các thông tin, văn bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành.

Cắt giảm thành phần hồ sơ, bỏ quy định cung cấp bản chụp Quyết định thành lập, chấp thuận của cấp có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp, tổ chức khác tại thành phần hồ sơ của các thủ tục hành chính về mã ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hoạt động kinh doanh để xác minh thông tin khi thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính về mã ngân hàng.

Ngày 01/8/2023, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ban hành Thông tư số 05/2023/TTBXD quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.

Theo đó, Thông tư này áp dụng đối với người có chức vụ, quyền hạn sau khi thôi chức vụ thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Theo Thông tư quy định, các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ, như sau: 1. Quy hoạch xây dựng, kiến trúc. 2. Hoạt động đầu tư xây dựng. 3. Phát triển đô thị. 4. Hạ tầng kỹ thuật. 5. Nhà ở, công sở và thị trường bất động sản. 6. Vật liệu xây dựng. 7. Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực xây dựng. 8. Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 9. Chương trình, dự án, đề án thuộc các lĩnh vực được quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

Ngày 28/7/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ban hành Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.

Theo đó, Thông tư này quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử; chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.

BantinCCHCso30_PH.pdfBantinCCHCso30_PH.pdf

Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin Cải cách hành chính số 30/2023 của Chính phủ.


Các tin khác

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang