• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC (VKFTA).

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc được ký kết vào ngày 05/5/2015, có hiệu lực từ ngày 20/12/2015.

 

Hiệp định gồm 17 Chương, 208 Điều, 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi quy định. Các nội dung chính của Hiệp định gồm Thương mại hàng hoá, Thương mại Dịch vụ (bao gồm các Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông, Dịch vụ Tài chính, Di chuyển thể nhân), Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Quy tắc xuất xứ, Thuận lợi hóa hải quan, Phòng vệ thương mại, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại Điện tử, Cạnh tranh, Hợp tác kinh tế, Thể chế và Pháp lý.

 

1.  Mục tiêu của Hiệp định:
-  Nhằm đạt được sự tự do hóa đáng kể về thương mại hàng hóa giữa các bên phù hợp với Điều XXIV của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại điện tử (GATT) năm 1994;
-  Nhằm đạt được sự tự do hóa đáng kể về thương mại dịch vụ và đầu tư giữa các bên, phù hợp với Điều V của GATT;
-  Thúc đẩy sự cạnh tranh trong nền kinh tế của mỗi Bên, cụ thể là sự cạnh tranh liên quan đến quan hệ kinh tế giữa các Bên;
-  Bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ
-  Thiết lập một khuôn khổ tăng cường hợp tác sâu hơn trong những lĩnh vực được các bên thỏa thuận theo Hiệp định này.
2.  Ưu đãi về thuế và cơ hội cho doanh nghiệp:
-  Biểu thuế của Việt Nam:
+ Thuế Hải quan đối với hàng hóa xuất xứ được quy định theo lộ trình S-2 sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2021 và sẽ giảm xuống 0 đến 5% chậm nhất là 01/01/2021;
+ Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo lộ trình S-3 sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2017 và sẽ giảm xuống còn 20% chậm nhất là 01/01/2017 và duy trì mức thuế này đến trước 01/01/2021 và sẽ giảm xuống 0 đến 5% chậm nhất là 01/01/2021;
+ Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo lộ trình A sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2021 và sẽ giảm xuống không cao hơn 50% chậm nhất là 01/01/2021;
+ Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo danh mục cắt giảm B-2 sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2021 và sẽ giảm không ít hơn 20% mức thuế suất MFN được áp dụng theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc chậm nhất là 01/01/2021.
-  Biểu thuế của Hàn Quốc:
+ Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo lộ trình S-1 sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2016 và sẽ giảm xuống còn 0-5% không muộn hơn 01/01/2016;
+ Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo lộ trình B-1 sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2016 và sẽ giảm không ít hơn 20% mức thuế MFN được áp dụng theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc chậm nhất là 01/01/2016;
+ Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo lộ trình C sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2016 và sẽ giảm không ít hơn 50% mức thuế MFN được áp dụng theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc chậm nhất là 01/01/2016;
+ Đối với những hàng hóa không có nghĩa vụ về thuế theo Hiệp định này sẽ được áp dụng theo lộ trình R.
-  Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có trị giá không quá 600 USD tính theo trị giá FOB thì không quy định phải nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (với điều kiện hàng hóa nhập khẩu đó không phải là một phần của lô hàng nhập khẩu).
-  Xuất khẩu: Hàn Quốc mở rộng thêm tiếp cận thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam so với FTA ASEAN – Hàn Quốc, do đó, nhiều loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ được dỡ bỏ thuế quan khi vào thị trường này như: một số sản phẩm dệt may, sản phẩm cơ khí, đồ gỗ và một số sản phẩm nông thủy sản.
-  Nhập khẩu: cơ hội nhập khẩu hàng hóa giá rẻ hơn, đặc biệt là các nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày, dép, điện tử, giúp giảm phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nguồn khác.
-  Đầu tư: các cam kết về dịch vụ và đầu tư trong AKFTA sẽ giúp cho môi trường đầu tư của Việt Nam minh bạch và thông thoáng hơn => thu hút hơn nữa đầu tư từ Hàn Quốc (Hiện tại Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam).

 -  Thương mại điện tử: Nội dung hợp tác trong thương mại điện tử của hai bên bao gồm: Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử, an ninh thương mại điện tử (bao gồm bảo vệ dữ liệu cá nhân, khách hàng trực tuyến), thúc đẩy sử dụng các phiên bản điện tử đối với giấy tờ hành chính, tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và đa phương để thúc đẩy thương mại điện tử.

Ban Quản lý gửi đính kèm Nội dung Hiệp định VKFTA để doanh nghiệp tham khảoToan van Hiep dinh VKFTA(1).rarToan van Hiep dinh VKFTA.rar

 

 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang