• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
XỬ PHẠT NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Cụ​​​ thể, Điều 12 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) có một trong các hành vi sau đây: Không xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm về đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động (NLĐ) đang làm việc cho mình; Không báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động.

Đồng thời, phạt tiền NSDLĐ có một trong các hành vi: Không đào tạo nghề cho NLĐ trước khi chuyển NLĐ sang làm nghề, công việc khác; không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề; không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách; không tiến hành ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề, theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 1 người đến 10 NLĐ.

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 NLĐ.

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 NLĐ.

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 NLĐ.

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.

Ngoài ra, dự thảo đề xuất phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

b) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với NSDLĐ là: Buộc trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi không trả lương cho người học nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách; buộc, nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật đối với hành vi vi phạm.

Phòng Quản lý Lao động (Diza)

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang