• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
ĐIỂM TIN PHÁP LUẬT THÁNG 5 NĂM 2018 (Phần 1)

​          A.   Lĩnh vực pháp luật: Hành chính

1. Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

a) Ngày áp dụng: 01/5/2018.

b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung: Nghị định này quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có yêu cầu thành lập Hội đồng định giá tài sản; cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá tài sản; cơ quan, tổ chức cử người và cá nhân được cử tham gia Hội đồng định giá tài sản; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Tài sản cần định giá là tài sản được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá để giải quyết vụ án hình sự. Nghị định quy định việc định giá tài sản trong tố tụng hình sự phải dựa vào giá thị trường. Đối với tài sản không phải là hàng cấm còn phải dựa vào: Giá do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp; Giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá (nếu có); Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá.

Với tài sản là hàng cấm, phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau: Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác; Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm; Giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này…

c) Văn bản liên quan: Nghị định này thay thế Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự hết hiệu lực thi hành. Trường hợp những vụ việc do Hội đồng định giá các cấp đang tiến hành định giá theo quy định tại Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2005/NĐ-CP.

2. Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

a) Ngày áp dụng: 01/5/2018.

b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung: Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:

- Cá nhân tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

- Hộ kinh doanh, tổ hợp tác vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập theo quy định của Nghị định này bao gồm:

+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

+ Tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt; Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán; cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán;

+ Các tổ chức nước ngoài có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.

+ Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

- Các hình thức xử phạt chính:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: (1) Cảnh cáo; (2) Phạt tiền.

- Các hình thức xử phạt bổ sung:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: (1) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng; (2) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng; (3) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng; (4) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

c) Văn bản liên quan: Nghị định này thay thế Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Trong trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi vi phạm trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định này.

Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/ 9/năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập để giải quyết.

3. Nghị định 48/2018/NĐ-CP ngày 21/03/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số

a) Ngày áp dụng: 10/5/2018.

b) Phạm vi điều chỉnh/ Nội dung: Theo đó, phạt tiền từ 90 triệu - 100 triệu đồng đối với hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật quy định khác; Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm… mà số tiền chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng, hoặc gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng hoặc chưa đến mức bị truy cứu hình sự.

Đặc biệt, hành vi ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu - 50 triệu đồng.​ (Còn tiếp)

                               Văn phòng Ban

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Các đơn vị kết nghĩa

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI VIỆT NAM” NĂM 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Họp mặt đầu năm 2024
Xem thêm

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại​: (0251) 3892378 - Fax: (0251) 3892379
Email: bqlkcn@dongnai.gov.vn  - Website: https://diza.dongnai.gov.vn​
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Trí Phương - Trưởng ban ​
​Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai​



Chung nhan Tin Nhiem Mang